Nếu sản xuất cơ khí bằng năng lượng hơi nước đánh dấu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (Industry 1.0), Industry 2.0 tiếp bước với dây chuyền sản xuất hàng loạt nhờ vào điện năng, Industry 3.0 mang đến “phép màu” khi sản xuất được tự động hóa bởi điện tử và công nghệ thông tin. Những năm gần đây, Industry 4.0 lại “làm mưa làm gió” trên toàn thế giới.
Không còn ghi chép sổ sách như trước, công nghệ số ở thời đại 4.0 đang giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh, quản lý kênh phân phối bán hàng với chi phí thấp. Vậy ứng dụng thực tiễn của 4.0 là gì? Các mô hình quản lý thông minh trên nền tảng 4.0 nói chung, và công nghệ phần mềm DMS (Distribution Management System) nói riêng đang “thay da đổi thịt” cách chúng ta vận hành sản xuất kinh doanh ra sao? Cùng Aegona tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
🎯Tác Động Mạnh Mẽ Của 4.0 Với Vận Hành Sản Xuất Và Kênh Phân Phối Trên Toàn Cầu
Công nghiệp 4.0 xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2013 và được coi là một tất yếu khách quan trong kỷ nguyên số. Các công nghệ mới như điện toán đám mây (Cloud Computing), thiết bị di động (mobile device), cảm biến (Sensors), trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data, … đã tạo nên tiền lệ chưa từng có trong lịch sử “số hóa”. Mọi hoạt động sản xuất, vận hành đã loại bỏ các thao tác thủ công lặp đi lặp lại, hạn chế sự can thiệp của con người, đồng thời cho ra kết quả nhanh chóng, độ chính xác cao.
Các chuyên gia cho rằng 4.0 dường như phá vỡ mọi ràng buộc về Công nghệ thông tin truyền thống. Giờ đây, mọi thông tin đều có thể được tính toán trên từng hệ thống riêng lẻ, các nền tảng có thể được tích hợp dễ dàng, các thiết bị có thể “giao tiếp” và tự động xử lý dữ liệu “khổng lồ” thông qua các chương trình / phần mềm được cài đặt sẵn.
Đó là nền tảng rất thuận lợi để các doanh nghiệp tiến hành công nghệ hóa quy trình sản xuất. Doanh nghiệp có thể cải tiến tính năng sản phẩm, áp dụng mô hình quản lý phân phối thông minh nhằm tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa hiệu năng và gia tăng lợi nhuận. Mặt khác, khi 4.0 bắt đầu thay đổi đến “chóng mặt” các phương thức sản xuất kinh doanh, những doanh nghiệp chậm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sẽ dễ tụt hậu trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt.
🎯 Doanh Nghiệp Việt Và Hành Trang “Bắt Sóng” 4.0
Cơ hội cho Việt Nam là chúng ta hoàn toàn có thể tiếp cận 4.0 bằng cách học hỏi và chuyển giao các nền tảng công nghệ số để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực quản lý khác nhau.
Ví dụ, gần đây, OneNet ban đầu đã sử dụng Máy tính nhận thức của IBM (Mỹ) cho phần mềm quản lý bệnh viện có thể phân tích khối lượng lớn tài liệu y tế cực kỳ nhanh chóng để chẩn đoán bệnh và xây dựng kế hoạch điều trị. Nông nghiệp 4.0 do Taihe Group và các công ty khác khởi xướng, Taihe Real Milk đã cài đặt chip điện tử (AfiTag) trên máy tính để theo dõi sản lượng sữa và tình trạng sức khỏe đàn bò, thay vì dùng mắt để quan sát hàng chục nghìn con. Hay nói riêng về lĩnh vực phân phối phải kể đến “ông lớn ngành sữa” tại Việt Nam là Vinamilk đã vận dụng rất thành công hệ thống DMS để kiểm soát hoạt động của kênh phân phối bán hàng.
🎯Công Nghệ DMS Trên Nền 4.0: “Cánh Tay Mặt” Trong Quản Lý Kênh Phân Phối
Hệ thống Quản lý Kênh Phân phối Bán hàng (DMS) giúp các công ty tăng hiệu quả kinh doanh với chi phí thấp. Các chuyên gia công nghệ cho biết, với DMS , bạn chỉ cần sử dụng máy tính. Điện thoại thông minh giúp nhân viên có thể báo cáo kết quả bán hàng và thực hiện đơn đặt hàng ngay lập tức. Thông tin được gửi đến trụ sở chính qua đường truyền Internet khi liên hệ với điểm bán hàng. “Thời gian chết” được khai thác tốt hơn và thời gian cho việc kết thúc trong ngày cũng được rút ngắn. DMS giúp quá trình giám sát thuận lợi và nhờ đó nhà phân phối ra quyết định nhanh hơn.
Một dấu hiệu tích cực là trong thời đại 4.0, các công ty sản xuất và phân phối có cơ hội kiểm soát 100% dữ liệu trong chuỗi bằng phần mềm DMS (Hệ thống quản lý kênh phân phối) trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud DMS). Ứng dụng DMS trên thiết bị di động tự động hóa toàn bộ quy trình bán hàng, giúp nhân viên kinh doanh loại bỏ các thao tác thủ công, giảm sai sót và chia sẻ dữ liệu kinh doanh tức thì. Nhà điều hành vẫn có thể nắm bắt thị trường 24/7 mà chỉ cần ngồi tại văn phòng vẫn nắm bắt thông tin phân phối của từng mặt hàng , doanh số, danh mục, hàng tồn kho, độ phủ, thông tin đối thủ cạnh tranh, tiếp thị thương mại hiệu quả, trưng bày, khuyến mại … tất cả đều được “số hóa” và chuyển đến hệ thống DMS theo thời gian thực.
Có thể nói, DMS tích hợp công nghệ điện toán đám mây, một trong những thành tựu nổi bật của 4.0 và trở thành “trợ thủ đắc lực” cho các nhà sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. DMS cung cấp một quy trình quản lý nhanh hơn và chính xác hơn. Nhờ có GPS được tích hợp các nhà quản lý bán hàng có thể biết chính xác vị trí, lộ trình di chuyển và “ghé thăm” điểm bán hàng của phân phối mở rộng lộ trình của nhân viên để tăng độ bao phủ thay vì chỉ đi theo một lộ trình như trước đây.
Tìm hiểu thêm bài viết: Xây Dựng Giải Pháp Quản lý Nhà Phân Phối, Điểm Bán Với Phần Mềm DMS
Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần lập trình giải pháp hệ thống DMS theo yêu cầu nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu hay đang cần tư vấn về các tính năng, đừng ngần ngại liên hệ hay với Aegona. Chúng tôi ở đây luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn bất cứ lúc nào
Công ty Phát Triển Phần Mềm AEGONA
Fanpage: Công ty phần mềm Aegona
Email:contact@aegona.com
Điện thoại: Office: 028 7109 2939 — Hotline: 0914 518869
Địa chỉ: Tòa nhà QTSC9, Công viên phần mềm Quang Trung, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh