thi-truong-f-b-phuc-hoi-manh-me-sau-dich-covid

Bước chuyển mình mạnh mẽ của nghành F&B sau khủng hoảng dịch covid

Dịch covid đã khiến các hoạt động kinh doanh phải tạm ngừng trong suốt gần 2 năm, ngành cung cấp dịch vụ thức ăn cũng bị ảnh hưởng không kém. Một số doanh nghiệp ngành F&B đã phải đóng nhà hàng quán ăn, số khác còn phải giải thể. Tuy nhiên đây cũng là một trong số ngành hồi phục nhanh nhất sau khi mọi hoạt động kinh doanh mở cửa.

Một phần do đây là ngành cung cấp các nhu cầu cơ bản ăn uống của con người vì vậy luôn có nhu cầu rất lớn. Phần khác các doanh nghiệp cũng tìm mọi cách sao cho tiết kiệm chi phí nhất có thể đồng thời mọi hoạt động mua bán cũng được rút ngắn nhanh chóng tiện lợi hơn. Cùng Aegona tìm hiểu thêm doanh nghiệp ngành F&B đã làm gì để có thể hồi phục sau dịch nhé

Nghành F&B là gì

F&B được viết tắt từ Food and Beverage nghĩa là đồ ăn và thức uống. F&B Industry là nghành công nghiệp hàng thực phẩm và đồ uống. Cung cấp các dịch vụ sản phẩm liên quan đến đồ ăn thức uống cho người tiêu dùng. Vì đây là nghành cung cấp nhu cầu thiết yếu của con người, nên bạn có thể thấy khắp mọi nơi đều có cửa hàng quán ăn cung cấp đồ ăn thức uống cho mọi người.

Tác động của Covid lên ngành F&B

tac-dong-cua-covid-len-nganh-f-b
Biểu đồ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi covid

Trước năm 2020, thị trường ngành F&B là ngành được đánh giá rất có tiềm năng và có mức tăng trưởng rất nhanh. Việt Nam là nước được đánh giá có thị trường ẩm thực, đồ uống hấp dẫn, xếp thứ 10 châu Á vào năm 2019. Tốc độ tăng trưởng hàng năm là 4.98% theo (CAGR 2021 -2025).

Tuy nhiên khi bị tác động của đại dịch, ngành cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động ở mức nghiêm trọng lên đến hơn 91%. Đối mặt với khó khăn trong nguồn cung nguyên liệu khi chi phí vận chuyển bị tăng lên. Doanh nghiệp buộc phải nâng cao giá bán, đồng thời phải chi trả chi phí quảng cáo để thu hút khách hàng. 

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp phải gồng mình khi phải trả chi phí mặt bằng mỗi tháng để duy trì địa điểm. Các yếu tố trên đã khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn khi phải vận hành nhà hàng trong mùa dịch. Một số doanh nghiệp đã rất tiếc phải thông báo với khách tạm đóng cửa hay tệ hơn phải giải thể vì không đủ ngân sách duy trì cho doanh nghiệp hoạt động

Xu hướng thay đổi của thị trường F&B sau dịch

  • Ảnh hưởng đại dịch, khi mọi hoạt động bị đóng cửa, một số người nằm trong danh sách nhân viên bị cắt giảm nhân sự, số khác không kiếm được việc làm đã khiến họ quan tâm nhiều hơn về sức khỏe tài chính của mình. Mọi người chuyển sang ưu tiên dùng những mặt hàng thiết yếu hơn thay vì thói quen mua sắm trước đó
  • Lượng tiêu dùng hàng nhập khẩu đặc biệt là đồ uống được ghi nhận có mức giảm trong chi tiêu hàng tháng
  • Mọi người tiếp nhận sử dụng các kênh trên mạng Internet như website, sàn thương mại điện tử để mua sắm nhiều hơn
  • Khảo sát  Vietnam Report cho biết hơn 91% lượng người tiêu dùng đã từng sử dụng kênh trực tuyến để mua các sản phẩm đồ ăn, thức uống kể từ khi đại dịch bùng phát 
  • Sau khi nhận thấy được tầm quan trọng của sức khỏe đặc biệt là sức đề kháng, mọi người chú ý đến thực phẩm lành mạnh nhiều hơn và sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm tốt cho sức khỏe.

Hướng phát triển nào cho doanh nghiệp F&B sau dịch Covid

Phát triển nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe: Mọi người hầu như đã chú ý đến sức khỏe của mình nhiều hơn sau đại dịch, các từ khóa về đồ organic được tìm kiếm rất nhiều. Vì vậy doanh nghiệp F&B có thể tận dụng sự thay đổi này để thu hút thêm lượng khách hàng mới cho mình

nguon-thuc-pham-tot-cho-suc-khoe
Thực phẩm tốt cho sức khỏe

Phục vụ đa kênh Omni Channel: Để tối đa hóa lợi nhuận và tiếp cận lượng khách hàng lớn, doanh nghiệp F&B nên triển khai bán hàng theo hình thức đa kênh. Vì mọi người đã dần quen với việc mua sắm trực tuyến. Việc  triển khai trên đa nền tảng sẽ giúp khách hàng tiếp cận nguồn  khách  hàng mới góp phần gia tăng doanh thu. Một số kênh online bạn có thể tham khảo như website đặt bàn, đặt món; ứng dụng đặt đồ ăn online, hay sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada; ứng dụng giao hàng trực tuyến  GrabFood, ShopeeFood, Baemin,…

Tích hợp thanh toán online: Theo khảo sát của Mastercard “Chỉ số thanh toán mới năm 2021”, có tới 84% người tiêu dùng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhận thấy khả năng tiếp cận hình thức thanh toán online của họ tăng lên đáng kể. Đặc biệt sau đại dịch mọi người vẫn còn thói quen hạn chế tiếp xúc nhiều nhất có thể nên họ thường có xu hướng thanh toán online nhiều hơn. Việc tích hợp thanh toán online trên ứng dụng hoặc website giúp quá trình đặt hàng diễn ra nhanh chóng tiện lợi hơn

Giải pháp công nghệ doanh nghiệp ngành F&B đã áp dụng để hồi phục sau dịch

Triển khai bán hàng trên các nền tảng của chính mình: Thiết kế Website CMS, website đặt bàn đặt món, hoặc thiết kế ứng dụng đặt món giao hàng online sẽ giúp doanh nghiệp bạn: 

✔️ Quản lý thông tin khách hàng tốt hơn

✔️ Thông báo các chương trình ưu đãi, món ăn mới đến khách hàng

✔️ Cho phép khách đặt bàn đang trống tại các chi nhánh

✔️ Đặt món có thể lựa chọn hình thức tự đến lấy hoặc giao hàng

✔️ Tích điểm cho khách hàng

✔️ Lưu trữ các giao dịch của khách hàng

✔️ Xếp hạng thành viên

✔️ Cho phép khách hàng đổi điểm để lấy ưu đãi

✔️ Tích hợp thanh toán online

Kết luận

Trên đây là một số giải pháp mà Aegona đã tổng hợp và gợi ý giúp bạn, bạn có thể tham khảo >> Làm Web App Đặt Món, Đặt Bàn Online Cho Nhà Hàng, Quán Cafe Giá Rẻ


Aegona đơn vị chuyên thiết kế, gia công phần mềm, thiết kế website chúng tôi đã giúp hàng trăm doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thành công vào công cuộc chuyển đối số. Liên hệ ngay với Aegona để được tư vấn miễn phí

Công ty Phát Triển Phần Mềm AEGONA

Fanpage: Công ty phần mềm Aegona
Email: contact@aegona.com
Điện thoại: Office: 028 7109 2939 — Hotline 1: 0796 265 989 — Hotline 2: 0914 518869
Địa chỉ: Công ty phần mềm Aegona, Tòa nhà QTSC9, Công viên phần mềm Quang Trung, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12

Related Posts